Làm thế nào để chọn smart tivi cho gia đình bạn

Thị trường smart tivi hiện nay rất phong phú về thương hiệu, đa dạng về chủng loại. Nhưng chính vì như vậy nên người dùng khá "nhức đầu" để đưa ra quyết định cuối cùng khi mua hàng.

Bài viết này sẽ đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất cho những ai đang tìm kiếm một chiếc tivi thông minh cho gia đình.



Các nhà sản xuất tivi thường đưa ra những con số model khó nhớ mà không cho bạn nhiều về công nghệ, danh sách dài các chi tiết kỹ thuật có thể làm bạn đau đầu. Tốt nhất, bạn nên hãy bắt đầu bằng việc nghĩ đến bạn có nhu cầu gì từ sản phẩm mình định mua.

1. Chọn kích thước và độ phân giải màn hình mà bạn mong muốn

Hãy suy nghĩ về kích thước căn phòng nơi bạn định đặt chiếc TV đó, không gian ra sao, bạn cần đặt tivi cách chỗ thường ngồi xem bao xa? Một chiếc TV 75 inch mà bạn chỉ có không gian cách màn hình 1 mét để xem là không ổn, một màn hình công nghệ 4K mà bạn đặt chỗ ngồi cách tivi hơn 5 mét thì cũng không có ý nghĩa gì vì công nghệ 4K không tạo sự khác biệt khi xem ở khoảng cách xa hơn 5 mét.

Chọn kích thước màn hình bao nhiêu inch tùy thuộc vào sở thích, túi tiền và không gian nơi đặt thiết bị của người mua. Họ cần cân nhắc sao cho hợp lý. tivi lớn thường xem sẽ thích hơn nhưng đồng nghĩa là tốn nhiều tiền hơn. Ngoài ra, các yếu tố như màn hình 4K (hoặc UltraHD) nếu bạn chỉ mua với một màn hình nhỏ khoảng 40 inch trở lại thì cũng không phát huy hết ý nghĩa mà công nghệ mang lại.



Một số người đã nghĩ đến màn hình công nghệ 8K nhưng vẫn lời khuyên của tôi lúc này là chưa nên. Chưa nói đến chuyện giá cả quá cao vào thời điểm hiện tại mà màn hình 8K còn gây tranh cãi liệu phòng khách nhà bạn có đủ lớn để một chiếc tivi 8K phát huy hết tác dụng hay không? Tốt nhất hãy dừng lại ở những chiếc tivi 4k, những nội dung sản xuất hỗ trợ màn hình 4k hiện nay dù vẫn chưa nhiều nhưng nó là xu hướng chắc chắn sẽ tăng tốc trong thời gian tới.

Về yếu tố các cổng vào của tivi, nếu bạn quan tâm đến việc tất cả các thiết bị như Apple TV hay Chromecast đều phải có chỗ cắm vừa trên tivi nhà bạn thì hãy kiểm tra các thông số kỹ thuật liên quan đến HDMI. Bởi vì HDMI 1.4 chỉ cho phép truyền tải đến độ phân giải 4K, tốc độ 30 khung hình/giây, và bạn sẽ cần HDMI 2.0 trở lên cho độ phân giải 4K, tốc độ 60 khung hình/giây hoặc cao hơn là tivi hỗ trợ HDR đầy đủ.

2. Lựa chọn công nghệ màn hình nào?

Trên thị trường hiện nay phổ biến 2 loại công nghệ màn hình là OLED và LED. Đây là cuộc chiến giành thị phần đến giờ vẫn chưa có hồi kết. Sự thật là cả 2 công nghệ đều cung cấp hình ảnh rực rỡ và ở một mức độ nào đó, chọn công nghệ màn hình OLED hay LED thực sự không quá quan trọng, miễn là đáp ứng được nhu cầu của bạn và bạn thấy chấp nhận được so với số tiền bỏ ra.

Nếu bạn muốn biết sự khác biệt thì OLED thường cung cấp dải màu đen sâu hơn, độ tương phản tốt hơn và hình ảnh nhìn tổng thể cũng tốt hơn. Tuy nhiên, giá loại màn hình này thường đắt hơn. Khi lựa chọn màn hình, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng về các thông số kỹ thuật, hiệu năng và các đánh giá xung quanh, cuối cùng là xem xét yếu tố giá thành cho phù hợp cũng là điều quan trọng.



Hãy tránh xa sự đánh giá bởi các TV mẫu tại cửa hàng vì những bức ảnh này thường đã được hiệu chỉnh để hiển thị đẹp nhất dưới ánh sáng sắp đặt của cửa hàng. Nó chắc chắn sẽ khác với hình ảnh chính xác khi TV được đặt trong phòng khách nhà bạn với ánh sáng thiếu.

3. Chọn hệ điều hành cho Tivi

Tương tự như cuộc tranh luận giữa Android và iOS, giờ đây người dùng cần chọn một hệ điều hành cho tivi nhà bạn. Nhưng thật may mắn là hệ điều hành cho tivi thông minh không có quá nhiều khác biệt như bên lĩnh vực điện thoại thông minh.

Cần nhớ rằng bạn luôn có thể cắm một TV box như Roku hay Fire TV box là bạn đã không bị hạn chế nghiêm trọng bởi nền tảng phần mềm nào đang chạy trên tivi nhà bạn với tất cả các cổng HDMI đều có sẵn để sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có quyền được cân nhắc trong việc lựa chọn hệ điều hành đầu tiên được xuất hiện trên chiếc tivi của mình.

Android TV: Rõ ràng có rất nhiều ứng dụng quen thuộc sẽ xuất hiện trên hệ điều hành Android TV này (nếu bạn đã mua ứng dụng cho điện thoại của mình thì chúng cũng sẽ hoạt động được trên TV của bạn). Ngoài ra, bạn cũng nhận được một số lợi ích tốt đẹp như tích hợp Chromecasting và mirror với các ứng dụng Android.

Tizen OS - Hệ điều hành tùy biến do Samsung phát triển cho những chiếc tivi thông minh. Nó hỗ trợ đa số các ứng dụng cần thiết cho hoạt động của mọi nhà như Amazon Video, Netflix và một số ứng dụng khác. Một ưu điểm khác là nó hoạt động tốt với các thiết bị thông minh khác của Samsung nếu bạn cũng sở hữu chúng.

WebOS - nền tảng TV thông minh của LG được đánh giá là chạy khá nhanh và giao diện thân thiện. Nó cung cấp hầu hết các tên tuổi lớn về ứng dụng, từ Hulu đến Spotify, ngay cả khi bạn có thể gặp chút rắc rối để tùy chỉnh, LG cam kết sẽ cập nhật hệ điều hành thường xuyên.



Kết luận

Bạn có thể đọc rất nhiều bài viết đánh giá về các loại tivi thông minh khác nhau trên Internet nhưng cách tốt nhất vẫn là bạn nên đến trực tiếp các cửa hàng để xem sản phẩm muốn mua một cách trực tiếp và trực quan nhất. Dĩ nhiên, tại các cửa hàng thì hình ảnh tivi hiển thị thường đã được tối ưu và đẹp hơn khi đặt ở nhà bạn.

Việc xem xét các bài đánh giá trực tuyến dĩ nhiên vẫn có vai trò nhất định, đặc biệt nếu bạn đọc qua được các bài đánh giá không tích cực về một model nào đó. Các bài viết đánh giá trung bình giúp bạn cân bằng giữa những ưu điểm và khuyết điểm cũng rất đáng quan tâm.

Bạn hãy cân nhắc với số tiền muốn bỏ ra và nhu cầu về một chiếc tivi thông minh có thể đáp ứng được như khả năng kết nối Internet, xem các ứng dụng nhất định theo nhu cầu, kích thước và độ phân giải màn hình, phần mềm và sự hỗ trợ cập nhật phần mềm từ nhà sản xuất để đưa ra quyết định cuối cùng.

Nhìn chung, rất hữu ích khi bạn nắm được các thông số kỹ thuật khác nhau nhưng cũng đừng để chúng làm bạn phân tâm quá nhiều, hãy tập trung vào kích thước, chất lượng hình ảnh, chọn thiết bị hỗ trợ công nghệ 4K và HDR trong phạm vi ngân sách cho phép, bạn sẽ tìm thấy sự lựa chọn nhiều khi đơn giản hơn là cách bạn nghĩ ban đầu.

Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét