Bạn đã biết cách phân loại các dòng mô tô phân khối lớn?

Mô tô phân khối lớn không đơn thuần chỉ là những “xế nổ” có tiếng pô lớn hay ngoại hình “hầm hố”. Nó có nhiều chủng loại khác nhau và có những đặc tính riêng trong từng chủng loại.


Sự đa dạng về chủng loại của các “xế nổ”

Mô tô phân khối lớn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết các chủng loại hay dòng xe, đặc biệt là đối với những người đang bắt đầu tìm hiểu vào những “xế nổ” này hay có ý định mua một loại xe phù hợp với cá tính của mình. Phân loại mô tô phân khối lớn được dựa trên cấu tạo và mục đích sử dụng.
Sport Bike

Đây là loại xe có thiết kế đậm chất thể thao, dường như là để dành cho những cuộc đua tốc độ với mã lực lớn, thậm chí cực lớn. Kết cấu xe cơ bản có bình xăng lớn ở trước, lốp xe to, các kết cấu được thiết kế tối ưu hóa cho quá trình khí động học.



Sport Bike có thiết kế đậm chất thể thao với kết cấu dành cho những cuộc đua

Sport bike có vẻ ngoài khá bắt mắt, giống như một mũi tên to được bọc kín phần máy bên trong. Dải vòng tua của loại xe này khá lớn, thường là 10.000vòng/phút. Chính vì vậy, các màn biểu diễn xe “bốc đầu” có thể xảy ra bất cứ khi nào.

Người ngồi xe này có xu thế chồm hẳn về trước do cụm tay lái được hạ thấp, trọng tâm ngồi cao. Với tư thế này, khi di chuyển trong khu dân cư đông người dễ gây mỏi cho người lái. Tuy nhiên, nếu di chuyển trên đường trường, loại xe này sẽ phát huy hiệu suất rất tốt vì có gia tốc và vận tốc cao, mang đến cho người lái cảm giác thú vị và được “thỏa mãn” tốc độ.



Người điều khiển Sport Bike có tư thế chồm hẳn về trước

Tuy nhiên phải nói thêm, đây là dòng xe dành cho người lái, do yên sau có thiết diện bé, người lái thì “ôm” lấy bình xăng, nên khi di chuyển tốc độ cao sẽ gây nguy hiểm cho người ngồi sau. Cần cân nhắc khi chuyên chở hoặc hạn chế tốc độ. Sở dĩ được thiết kế như vậy vì Sport bike là mẫu xe tập trung chính vào việc tối ưu hóa tốc độ, các chi tiết như cốp đựng đồ hay chỗ ngồi sau cũng được lược bỏ hết mức để giảm trọng lượng, lực cản, đạt hiệu quả tốc độ cao nhất. Các dòng Sport bike được phân chia theo 3 hạng chủ yếu:

Hạng ruồi (Honda CBR 150i, Yamaha R15,…)



Yamaha R15

Hạng trung (Honda CBR 600, Yamaha R6, Suzuki RSX 750,…)


Suzuki RSX 750

Hạng nặng (Honda CBR 1000, Yamaha R1, Ducati 1098,…)



Ducati 1098
Naked Bike

Khác với Sport Bike, Naked Bike (Standard Bike) được bỏ bớt phần vỏ bên ngoài để khoe gần như toàn bộ khối động cơ mạnh mẽ bên trong. Đa số chỉ còn vỏ nhựa (hoặc sắt) ở bình xăng, dè trước, sau,…Một điểm nữa, các dòng xe thuộc Naked Bike thường không có kính chắn gió, nếu có thì tương đối nhỏ.



Naked Bike gần như khoe toàn bộ khối động cơ bên trong

Nếu như Sport Bike hướng tới việc thiết kế xe sao cho quá trình khí động học diễn ra tốt nhất thì Naked Bike không chú trọng vào phần này. Mục đích của loại xe này chỉ để cho người lái có thể di chuyển dễ dàng, linh hoạt trong điều kiện đường phố đông đúc.

Người đi xe này có dáng ngồi thẳng hơn Sport Bike do cùm tay lái được nâng cao hơn. Chỗ để chân được bố trí ngay dưới vị trí ngồi tạo tư thế ngồi tự nhiên nhất. Vòng quay cũng bị giới hạn dưới 10.000vòng/phút, có thể sinh ra những “cú” depa đầy uy lực.



Người lái Naked Bike có tư thế ngồi thoải mái

Naked Bike cũng được chia thành 3 loại:

Hạng cực ruồi: Honda Win100,…



Honda Win100

Hạng ruồi: Honda CB150, Yamaha FZ16,…



Honda CB150

Hạng trung: Honda CB400, Honda CB600F, Yamaha FZ6, Suzuki GSR 750,…



Yamaha FZ6

Hạng nặng: Honda CB1000R, Yamaha FZ1, Ducati Monster 795,…



Ducati Monster 795
Cruiser

Những chiếc xe Cruiser thường được trang bị động cơ V-Twin phân khối lớn, tua máy thấp, có momen xoắn thấp, chủ yếu để cho việc lái xe được ổn định và nhàn hơn. Tốc độ của xe không quá nhanh mặc dù khả năng tăng tốc rất tốt.


Cruiser được trang bị động cơ V-Twin

Người điều khiển xe Cruiser có trọng tâm ngồi thấp, người lái có xu hướng hơi lùi về phía sau, vị trí chân đươc thiết kế hơi đẩy về trước và có vị trí cao. Nói chung, Cruiser được thiết kế sao cho người lái có được tư thế ngồi thoải mái nhất khi di chuyển với tốc độ trung bình hoặc thấp.



Tư thế ngồi Cruiser khá thoải mái

Xe có trọng lượng lớn hơn cả Sport Bike nhưng lại linh hoạt trong những khúc cua bởi bánh trước được thiết kế khá nhỏ, còn bánh sau được làm lớn hơn để tăng khả năng bám đường.

Những người thích Cruiser đa số là những người lớn tuổi, đòi hỏi có chỗ ngồi thoải mái thì chỉ có Cruiser làm được. Ngày nay, hầu như hãng xe nào cũng phát triển dòng Cruiser cho riêng mình.

Cực ruồi: Suzuki GN125,…



Suzuki GN125

Hạng trung: Honda Steed, Shadow…



Honda Steed

Hạng nặng: Honda VTX1800, Harley Davidson hay Triump 2300cc, Harley-Davidson Night-Rod, Kawasaki Vulcan 2000,…



Harley-Davidson Night-Rod
Touring Bike

Dòng xe Touring được tạo ra để “chinh phục” những cung đường dài. Và cũng giống như tên gọi, xe được thiết kế gần như đầy đủ tiện nghi cho những người đi tour, một số tính năng trên ô tô cũng được tích hợp vào Touring: ghế sưởi ấm, GPS, cốp chứa đồ,…

Nhìn chung, Touring có kết cấu “hoành tráng”, đồ sồ và có thể nói có trọng lượng nặng nhất trong phân khúc xe 2 bánh, thường nằm ở mức 390 đến 640kg. Đa số được trang bị kính chắn gió, bộ phận bảo vệ động cơ và bình xăng cực lớn.



Touring Bike có kết cấu đồ sộ

Tay lái của Touring được đưa lên cao, chỗ ngồi và gác chân vừa tầm tạo tư thê thoải mái nhất khi đi đường dài.

Hạng ruồi: Honda Varadero 125,…



Honda Varadero 125

Hạng trung: Honda Varadero 700,…


Honda Varadero 700

Hạng nặng: Honda Gold Wing, Harley Davidsion Road King, Harley Davidsion Ultra,…



Honda Gold Wing
Off-road Bike

Off-road Bike hay còn gọi là Dirt Bike là dòng xe được thiết kế cho các cung đường địa hình. Chính vì vậy xe thường có kết cấu khá đơn giản, trọng lượng nhẹ, bộ phuộc hành trình lớn, gầm xe cao.


Off-road thường có kết cấu nhỏ gọn

Xe không chú trọng quá vào vận tốc mà thay vào đó các thiết kế hướng đến việc làm sao cho gia tốc và lực máy mạnh nhất. Xe có lớp vỏ nhựa bền và dẻo, không có đèn pha, đèn xi nhan, thậm chí không có biển số.

Off-road Bike còn được gọi là xe cào cào là dòng xe khá năng động, có thể “leo treo” trên nhiều địa hình. Vì tính chất đó mà những người điều khiển xe thường là đứng nhiều hơn ngồi.



Off-road còn được gọi là xe cào cào

Hạng cực ruồi: Honda CFR125, Kawasaki D-Tracker 125, Kawasaki FLX125,…


Kawasaki D-Tracker 125

Hạng ruồi: KTM 250 SX, Honda CRF 250, Yamaha YZ250,…


Honda CRF 250

Hạng trung: KTM690, BMW F800GS, Honda CFR450, Yamaha YZ450,…


BMW F800GS

Hạng nặng: BMW GS1200,…


BMW GS1200
Café Racer

Là dòng xe của sự phóng khoáng xuất phát từ nước Anh, Café Racer không ồn ào như những dòng xe phân khối lớn khác mà chỉ muốn khẳng định được chất riêng mỗi người, lối sống hoang dã nhưng tinh tế.

Café Racer ngày nay không còn dùng để đua như ngày trước mà chú trọng vào việc tạo điểm nhấn phong cách mỗi người. Các dòng xe được thiết kế sao cho hợp thời trang nhưng phải tối giản nhất có thể, mang hơi hướng hoài cổ, tạo được vẻ hoang dã, phong trần càng nhiều càng tốt.


Café Racer với thiết kế tạo tính thẩm mỹ là chính

Các dòng xe dùng để độ theo phong cách Café Racer hiện nay có rất nhiều nhưng chủ yếu được lấy từ Naked Bike.

Trên đây chỉ là những loại cơ bản của mô tô phân khối lớn, trong các dòng xe trên vẫn còn có nhiều chủng loại khác nhau. Việc lựa chọn một chiếc mô tô phân khối lớn cần được cân nhắc kỹ về mục đích sử dụng và quan trọng phải phù hợp với cá tính của mỗi người.
Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét